Hoà âm 4 bè hát P&A (5 cuốn)

admin
Last Update 27/08/2024
9 already enrolled

About This Course

Đây là bộ hoà âm do NS Tiến Ân biên soạn và dùng để dạy từ năm 2019 đến nay, với việc luôn cập nhật để giáo trình luôn dễ hiểu hơn, nhiều thông tin hữu ích, thực tế hơn. Rất hy vọng bạn yêu nhạc được học hết bộ giáo trình này, để nền tảng âm nhạc của bản thân được nâng cao, cho ra những tác phẩm âm nhạc có giá trị thực sự, đem lại ích lợi cho bản thân và mọi người.

Learning Objectives

"Viết được tổng phổ một cách bài bản chứ không phải ngẫu hứng kém chất lượng. Biết cách dùng mọi loại hợp âm từ 3 đến 4, 5 nốt và lý luận cách dùng hợp âm 6, 7 nốt, biến hoá #5, b5…
Thành thạo mọi loại chuyển giọng để dựng bài một cách đa dạng và sáng tạo.
Phân tích được nhiều tác phẩm có Sheet nhạc một cách đầy đủ nhất có thể, để học hỏi thêm.
Phát huy những điểm mạnh đã được bộc lộ từ những khoá ngắn hạn như đệm hát, sáng tác, phối khí.
Có thể giao lưu với nhiều người từ dân học nhạc cổ điển đến hiện đại."

Curriculum

Hoà âm 1: Hợp âm chính 3 nốt là hợp âm I, IV, V và VIIdim

12 – 16 tuần Bắt đầu hoà âm với hợp âm chính I, IV và V. Nghe tưởng như dễ với dân đệm hát, nhưng khi viết bốn bè hợp xướng ra Sheet nhạc với đủ hình, đủ kiểu thì mới biết ba hợp âm chính này, vớt vát thêm hợp âm VIIdim nữa không hề đơn giản, mà còn rất thú vị, đa dạng, sinh động… Đặc biệt là hợp âm ở thể đảo 1. Bài 1: Hợp âm và các thể của chúng Bài 2: Choral bốn bè nam nữ Bài 3: Đổi vị trí một hợp âm 5 (ở thể nền) Bài 4: Móc nối hai hợp âm 5 Bài 5: Chuỗi ba hợp âm 5 Bài 6: Lỗi quãng 5 và quãng 8 song song Bài 7: Hoà âm đề là bè Soprano Bài 8: Hoà âm đề là bè Basso Bài 9: Móc nối IV – V, V – IV Bài 10: Hợp âm 6 (ở thể đảo 1) Bài 11: Móc nối IV6 – V, IV – V6 và IV6 – V6 Bài 12: Hợp âm 6 với bè Soprano đi quãng 4, quãng 5 Bài 13: Móc nối hai hợp âm 6 cách nhau quãng 4, quãng 5 Bài 14: Hợp âm 6/4 trang trí (ở thể đảo 2) Bài 15: Hợp âm VII+6/3 (HÂ VIIdim ở thể đảo 1)

Hoà âm 2: Hợp âm phụ 3 nốt là hợp âm II, III và VI

6 – 10 tuần Sau bốn hợp âm chính thì học đến ba hợp âm phụ là II, III và VI. Nhưng bắt đầu cuốn 2 này là bài học về các hạng móc nối hợp âm, là bài học giúp học viên có thể an tâm mà tự tin đặt hợp âm cho mọi bài giai điệu trên đời, theo quan niệm của âm nhạc cổ điển và có thể mở rộng nhiều cách thức sau này. Bài 16: Các hạng móc nối hợp âm Bài 17: Hợp âm II Bài 18: Hợp âm VI Bài 19: Hợp âm III Bài 20: Chuỗi hợp âm Phrygian Bài 21: Chuỗi hợp âm kết

Hoà âm 3: Hợp âm 7 và các loại hợp âm mở rộng

6 – 10 tuần Nguyên cuốn này nếu gói lại hai từ thôi thì là “giải nghịch”. Nghĩa là khi dùng một hợp âm nghịch từ bốn đến năm nốt, thì âm 7 và âm 9 chỉ cần giải nghịch là xong, nghĩa là đi xuống quãng 2 sau đó. Vậy sau hợp âm 7 và 9 này, âm 7 và 9 đi xuống nốt nào thì hợp âm sau đó chỉ cần có nốt đó là được. Nghe thì đơn giản, nhưng làm bài tập thì mới hiểu thêm nhiều điều âm nhạc cổ điển lẫn hiện đại vẫn đang sử dụng rất nhiều. Bài 22: Hợp âm V7 Bài 23: Hợp âm V7 và các thể đảo Bài 24: Hợp âm V9 và V9 thứ Bài 25: Hợp âm VII7 giảm bán phần và toàn phần Bài 26: Hợp âm II7 thứ và II7 giảm bán phần Bài 27: Các hợp âm 7 Bài 28: Các hợp âm mở rộng

Hoà âm 4: Các kỹ thuật chuyển giọng (Modulation)

12 – 16 tuần Cuốn sách này là kết quả của bao nhiêu năm tháng học, luyện tập, dạy học, nghiên cứu của tôi để từ những kiến thức đã học từ người trước, tôi với cách hiểu ở mức sâu rộng nhất có thể (và còn cập nhật thêm liên tục) cho ra những cách thức chuyển giọng đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Điều này giúp cho việc dựng bài được sáng tạo hơn, để làm giàu thêm cho kho tàng nghệ thuật âm nhạc của nhân loại. Bài 29: Chuyển giọng Bài 30: Chuyển giọng HÂ chung Bài 31: Chuyển giọng khuyếch trương sang giọng thứ Bài 32: Chuyển giọng nửa cung Chromatic Bài 33: Chuyển giọng tức khắc Bài 34: Chuyển giọng chuỗi giọng trưởng Bài 35: Chuyển giọng chuyển tiến Bài 36: Chuyển giọng đồng âm đảo hướng (Enharmonic) Bài 37: Chuyển giọng nốt chung Bài 38: Hợp âm biến hoá (Altered Chord)

Hoà âm 5: Các nốt nhạc trang trí cho giai điệu và hoà âm nhiều bè

6 – 10 tuần Ở khoá nhạc lý, tôi đã trình bày về các loại nốt trang trí, để học viên dựa vào mà tự tin phân định nốt thật giả mà đặt hợp âm cho một bè giai điệu. Kiến thức đó lặp lại ở cuốn này nhưng được khai triển nhiều hơn với hoà âm bốn bè Choral, vẫn có thể áp dụng tốt khi viết hoà âm cho ca khúc. Ngoài ra còn mở rộng thêm nhu cầu viết thêm, bớt bè so với bốn bè như hai, ba và năm bè… và vài vấn đề thú vị khác để kết thúc trình độ hoà âm mà tôi mới chỉ coi là “căn bản” thôi. Bài 39: Các nốt nhạc trang trí Bài 40: Nốt nối – Passing Note (PT) Bài 41: Nốt lượn – Neighbor Tone (NT) Bài 42: Nốt thoát – Escape Tone (ESC) Bài 43: Nốt vào trước – Anticipation (ANT) Bài 44: Nốt nhấn – Appoggiatura (APP) Bài 45: Nốt trì hoãn – Suspension (SUS), Retardation (RET) Bài 46: Hoà âm năm bè, ba bè, hai bè Bài 47: Nốt Pedal – Pedal Tone (PED) Bài 48: Bài ôn về các nốt nhạc trang trí Bài 49: Basso Continuo & Basso Ostinato Bài 50: Giải pháp hoà âm cho thang 5 âm dân ca Hoàn thành khoá học và có thể học tiếp khoá hoà âm nâng cao là Đối âm và Fuga Sau khi học xong khoá hoà âm gồm 5 cuốn chất lượng như trên, với tôi vẫn là ở mức “căn bản”, nên bạn có thể nâng cao trình độ hoà âm ở mức độ nâng cao là Đối âm, một cách viết nhạc mang tính sạch sẽ, chân thành thời Phục Hưng với đặc biệt số lượng bè từ hai đến tám bé, đặc biệt là kỹ thuật viết Canon. Ngoài ra, tổng hợp mọi kỹ thuật đối âm có ở hình thức âm nhạc được xem là cao nhất, phức tạp nhất, đòi hỏi nhiều nhất là Fuga, một kiểu “luận nhạc” so với hình thức luận văn dành cho những nhà chuyên môn, tiến sĩ… sẽ giúp bạn có được trình độ “nhạc sĩ chân chính” để có thể phát huy tối đa khả năng sáng tác, dựng bài sau này.

Your Instructors

admin

4.95/5
9 Courses
20 Reviews
21 Students
See more

Don't have an account yet? Sign up for free

No apps configured. Please contact your administrator.
No apps configured. Please contact your administrator.